DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH

0
112

Có lẽ rất nhiều người  thắc mắc về thủ tục cấp giấy phép xây dựng khi có ý định xây nhà. Để có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn , bài viết dưới đây sẽ tiết lộ, liệt kê các trường hợp, những quy định cần có. Giúp bạn có cái nhìn bao quát khi thực hiện các thủ tục pháp lý về xin giấy phép xây dựng.

GIẤY PHÉP XÂY DỰNG LÀ GÌ?

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 đã nêu: “Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Giấy phép xây dựng chính là văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng. Đối với các loại công trình, nhà ở bắt buộc phải có giấy phép trước khi khởi công. Là cơ sở để có thể xác định hành vi vi phạm pháp luật về các vấn đề liên quan đến xây dựng. Trong một số trường hợp sẽ quyết định số phận của các công trình hoặc xử lý các hành vi vi phạm hành chính.

Căn cứ theo khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, giấy phép xây dựng gồm những loại sau:

– Giấy phép xây dựng mới;

– Giấy phép sửa chữa, cải tạo;

– Giấy phép di dời công trình;

– Giấy phép xây dựng có thời hạn 

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO PHẢI XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG?

Thứ nhất, một số trường hợp phải xin cấp Giấy phép xây dựng mới:

– Các công trình không nằm trong công trình bí mật của nhà nước; công trình chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh; các công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;

– Các ông trình không thuộc trong các dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình được xây dựng theo tuyến ngoài đô thị; không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; không được thẩm định thiết kế xây dựng;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc nông thôn; vị trí khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển khu đô thị; dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng; tổng diện tích mặt sàn trên 500 mét vuông; không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc các khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị; quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Công trình xây dựng chính;

Thứ hai, những trường hợp xin cấp Giấy phép về vấn đề sửa chữa, cải tạo:

– Các công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà hậu quả dẫn đến làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng; làm ảnh hưởng tới môi trường và tới an toàn công trình. Ví dụ: sửa chữa nhà vệ sinh, lắp đặt hệ thống sưởi nền nhà,…

– Các công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc bên mặt ngoài; tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

Thứ ba,  các trường hợp xin cấp Giấy phép để di dời công trình:

Một số rường hợp các cá nhân, hộ gia đình, nhà đầu tư có nhu cầu  di chuyển chỗ ở; thì phải xin phép cơ quan có thẩm quyền để lập hồ sơ di dời công trình.

CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN CẤP PHÉP XÂY DỰNG

Ủy ban nhân dân các cấp (xã, phường, thị trấn) có quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt quy hoạch xây dựng; Các khu dân cư do Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định phải cấp giấy phép xây dựng thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Ủy ban nhân dân cấp huyện (quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh) có quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng tại các đô thị, khu đô thị, các trung tâm thuộc địa bàn cấp mình quản lý. Không bao gồm các công trình xây dựng có quy mô lớn, công trình có kiến trúc đặc thù, các công trình tôn giáo; công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ và nhà ở riêng lẻ trong khu đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình có quy mô xây dựng lớn, những công trình có kiến trúc đặc thù, công trình tôn giáo và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính do mình quản lý theo quy định của Chính phủ.

Thông tin liên hệ

Pháp lý Dohico

Địa chỉ: Số 118 đường B (Trưng Trắc), Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TpHCM

Hotline: +84  0977 098 948

Email: phaplytrongoi@gmail.com

Website: https://xingiayphepxaydung.vn/

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here